“Trám răng” và “hàn răng” là hai thuật ngữ quen thuộc trong nha khoa, thường khiến nhiều bệnh nhân băn khoăn về sự khác biệt. Liệu đây có phải chỉ là cách gọi khác nhau cho cùng một kỹ thuật, hay ẩn chứa những điểm riêng biệt nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và làm sáng tỏ giữa 2 thuật ngữ này.
1. Trám răng và hàn răng có gì khác nhau?
Thực tế, trám răng và hàn răng thực chất là hai tên gọi khác nhau của cùng một phương pháp chỉnh hình trong nha khoa. Cả hai thuật ngữ này đều đề cập đến kỹ thuật được sử dụng để khôi phục và bù đắp phần mô răng bị khuyết do sâu răng gây ra. Mục đích chính của việc này là phục hồi hình dáng, kích thước, và chức năng ăn nhai bình thường cho răng.
Như vậy, cùng một kỹ thuật có thể được gọi bằng hai tên khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này, vì nó không gây ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc men răng.
2. Trường hợp nên trám răng (hàn răng)
Bị sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc cần trám răng. Khi vi khuẩn tấn công men răng và tạo thành lỗ hổng, bạn sẽ cảm thấy ê buốt, nhức nhối, đặc biệt là khi ăn thức ăn ngọt, nóng hoặc lạnh. Nếu không được điều trị, sâu răng có thể lan rộng vào tủy răng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, áp xe, thậm chí mất răng.
Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ
Do tai nạn hoặc chấn thương, răng của bạn có thể bị sứt mẻ, gãy vỡ ở một phần nhỏ hoặc lớn. Việc trám răng sẽ giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và bảo vệ phần tủy răng bên trong.
Răng bị thưa
Khoảng cách giữa các răng quá rộng có thể khiến thức ăn dễ bám dính, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng và dẫn đến sâu răng. Trám răng có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các răng, tạo nên nụ cười đều đặn và thẩm mỹ hơn.
3. Quy trình trám răng chuẩn nha khoa tại Smile Center
Thăm khám tình trạng răng
Đầu tiên, bạn sẽ được thăm khám và kiểm tra tình trạng răng. Bác sĩ sẽ xác định kích thước tổn thương và tư vấn, lựa chọn vật liệu trám phù hợp.
Vệ sinh răng cần trám
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng xung quanh khu vực cần trám và nạo sạch vết sâu bằng các dụng cụ chuyên dụng. Đừng lo lắng, vì đây là thủ thuật không đau và được thực hiện khá nhanh chóng.
Chuẩn bị vật liệu trám răng và đặt khuôn trám
Bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng và cách ly khu vực cần trám bằng đế cao su. Nếu vết sâu gần chân răng, một lớp thủy tinh ionomer sẽ được lót vào bên trong để bảo vệ dây thần kinh của răng.
Tiến hành hàn – trám răng
Tiếp theo, vật liệu hàn – trám sẽ được đưa vào khoang trám. Bằng cách sử dụng tia laser đặc biệt, chất lỏng này sẽ đông cứng hoàn toàn. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh, tạo hình và đánh bóng vùng vừa trám.
Kiểm tra và kết thúc
Cuối cùng, bạn sẽ được kiểm tra và nhận một số lời khuyên, tư vấn sau khi làm răng. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể đặt lịch hẹn tái khám nếu cần thiết, nhằm tránh các hiện tượng dị ứng với chất liệu trám.
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào? Đừng xem nhẹ vấn đề này, bởi nếu sâu răng không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho răng miệng.