Trồng răng implant là một phương pháp thay thế răng bị mất hiệu quả và phổ biến. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà quá trình trồng implant có thể thất bại.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trồng răng implant không thành công:
Vì sao trồng răng implant thất bại ?
1.Kích thước xương hàm không đủ:
Để trụ implant có thể được gắn chặt và ổn định, cần phải có đủ lượng xương hàm. Nếu bệnh nhân thiếu xương hàm hoặc xương hàm không đủ chất lượng, quá trình trồng implant có thể gặp khó khăn và thất bại.
Mất răng lâu ngày dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm và cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị thiếu xương. Nếu sau khi mất răng từ 2 đến 3 tháng, tình trạng tiêu xương đã xảy ra từ 40% đến 60% và xương hàm không đủ kích thước để cấy 1 trụ Implant.
Muốn kiểm tra tình trạng xương hàm trước khi phẫu thuật, nha khoa cần có hệ thống máy móc hiện đại: CT 3D Cone Beam. .. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp bạn an tâm trước khi chọn lựa địa chỉ nha khoa thực hiện cấy ghép Implant.
2. Chất lượng trụ implant
Một trụ Implant hoàn hảo đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn trong việc tích hợp xương phải đảm bảo các tiêu chí như sau:
- Vật liệu chế tạo trụ phải được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, độ bền cao, và phải đảm bảo phù hợp với cơ thể trong thời gian lâu dài.
- Tích hợp tốt với xương hàm, không có các biến chứng sau khi tích hợp
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có rất nhiều loại trụ chất lượng: Osstem (Hoa Kỳ), SIC (Thuỵ Sĩ), Dentium (Hàn Quốc), . .. tuỳ theo khả năng tài chính và tình trạng cơ thể mà bạn mong muốn trước khi thực hiện cấy ghép.
3. Đội ngũ nha sĩ trình độ chuyên môn không cao
Kỹ thuật cấy ghép là một trong những yếu tố then chốt quyết định trực tiếp đến kết quả phẫu thuật cũng như sự vững, chắc của răng Implant.
Nha sĩ thực hiện đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề cao với kỹ thuật cấy ghép trụ vào vị trí xương. Nếu kỹ thuật không đúng sẽ khiến răng phục hình lệch lạc, hạn chế chức năng ăn nhai khi hàm không đồng đều, gây bất tiện trong việc ăn uống sinh hoạt.
4. Phẫu thuật không đúng kỹ thuật phẫu thuật:
Việc các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấy ghép implant đòi hỏi kỹ thuật chính xác. Nếu bác sĩ không tuân thủ theo các quy trình chính xác hoặc không đảm bảo vị trí và góc đặt implant đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng không ổn định và thất bại của implant.
5. Tình trạng sức khỏe
Trường hợp một số người bị mắc các bệnh như: ung thư, bạch cầu, bệnh tiểu đường. .. không nên tiến hành phẫu thuật cấy ghép Implant để khôi phục răng đã mất. Bởi trong quá trình phẫu thuật để cấy ghép trụ Implant, vết thương của bệnh nhân sẽ khó hồi phục hơn, đồng thời có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Hơn nữa, nếu bạn không chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn dư thừa bám chặt ở các kẽ răng tạo nên những mảng bám và tạo vôi răng. Từ đó, vi khuẩn tích tụ sẽ bám xung quanh vị trí đặt trụ Implant và gây nhiễm trùng.