Bạn đang băn khoăn về việc niềng răng có đau hay không? Làm sao để niềng răng không đau?
Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về cảm giác đau khi niềng răng và cung cấp thông tin đầy đủ về quy trình niềng răng chuẩn y khoa.
Niềng răng không đau phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Đừng tin vào những lời quảng cáo về niềng răng không đau, niềng răng chỉnh nha vẫn gây đau đớn tuy nhiên mức độ đau cũng sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
1. Phương pháp niềng răng:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Tính chất mắc cài kim loại bén dễ bị mắc vào hai bên má gây chảy máu trầy trước. Đây cũng là phương pháp thường gây đau nhất.
- Niềng răng mắc cài sứ: Chất liệu mắc cài sứ mềm mại và ít gây đau, dễ chịu hơn so với mắc cài truyền thống
- Niềng răng mắc cài tự động: Mắc cài tự động đôi khi cũng gây đau cho chất liệu tương tự mắc cài truyền thống, nhưng dễ chịu hơn cho nắp tự động hạn chế trầy xước.
- Niềng răng trong suốt Invisalign: Niềng trong suốt thường không gây ra đau đớn hay chảy máu, do máng niềng ôm sát vào răng, tiện lợi và không gây đau cho người sử dụng, đây là phương pháp niềng răng không đau cho người sử dụng.
Xem thêm: Các phương pháp niềng răng phổ biến
2. Các giai đoạn trong niềng răng:
- Giai đoạn mới niềng răng: Giai đoạn này sẽ thường gây đau, ê buốt răng và trầy xước bên trong má do cơ thể chưa quen với cảm giác niềng răng mang lại
- Giai đoạn sau: Cảm giác ê buốt sẽ giảm dần, quen dần với việc niềng răng.
3. Khả năng chịu đựng của mỗi người:
Mỗi người có một mức độ chịu đau và sự sự nhạy cảm riêng, do đó cảm nhận sự đau của mỗi người cũng sẽ khác.
Quy trình niềng răng không đau chuẩn y khoa:
1. Khám tư vấn:
Ở bước đầu tiên, nha sĩ sẽ xem xét tình trạng răng của bệnh nhân, thăm khám và tư vấn lâm sàng cho từng trường hợp riêng biệt
Sau đó, bệnh nhân sẽ được đi lấy phiếu chụp X-Quang và lấy dấu răng để chi tiết hơn, tránh xảy ra sai sót.
2. Lên phác đồ, tư vấn kế hoạch điều trị
Sau khi có hình chụp X-Quang, bác sĩ sẽ xem xét phác đồ và tư vấn cho bệnh nhân kế hoạch điều trị cụ thể. Dựa vào tình trạng cụ thể của răng và nguyện vọng của bệnh nhân sẽ có từng phác đồ riêng biệt như: loại mắc cài nào là phù hợp, thời gian niềng trong bao lâu, có phải nhổ răng, bắt vít… hay không…
Đây là bước rất quan trọng trọng trong quá trình niềng răng, nó sẽ quyết định quá trình niềng răng diễn ra có trơn tru hay không.
3. Tổng quát các vấn đề của răng
Ở bước này, bác sĩ sẽ giải quyết các vấn đề răng miệng của bệnh nhân trước khi niềng răng. Các vấn đề về răng sâu, viêm nướu,.. Đều sẽ được giải quyết trong bước này trước khi niềng răng.
4. Bắt đầu tiến hành niềng răng
Nha sĩ sẽ tiến hàng làm sạch bề mặt răng, lắp mắc cài, gắn chun và thực hiện niềng răng theo phác đồ đã lên trước đó.
Bệnh nhân cần lưu ý tái khám đúng lịch hẹn của bên nha khoa để đảm bảo tiến độ.
5. Các bước sau niềng răng
Sau quá trình niềng răng, bệnh nhân sẽ được tháo niềng và chăm sóc sau niềng răng như: thăm khám định kỳ, chỉ định đeo hàm duy trì,…
Một số lưu ý trong quá trình niềng răng:
- Lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha, tham khảo thêm nhiều nha khoa và thông tin.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách trong suốt quá trình niềng răng.
Niềng răng – Bí quyết sở hữu nụ cười rạng rỡ
Niềng răng không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Hãy đến với Smile Center để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ niềng răng chất lượng cao!