Trụ Implant thường được nhắc đến khi khách hàng chọn phương pháp trồng răng implant đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết các đặc điểm và nguyên lý hoạt động của dòng trụ răng này.
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin cụ thể để bạn đọc dễ dàng tham khảo.
Trụ Implant là gì?
Trụ Implant là dụng cụ nha khoa có cấu trúc dạng ống được làm từ Titanium tinh khiết hoặc Zirconia. Trong đó, Titanium là vật liệu đã có mặt từ những năm 1950 và được các nhà khoa học đánh giá cao. Zirconia mới được nghiên cứu trong thời gian gần đây, nó không chứa kim loại, tốt cho sức khoẻ và có độ bền cao.
Để tối ưu, một số cơ sở chế tạo trụ Implant đã kết hợp 2 chất liệu Titanium và Zirconia nhằm cho ra một sản phẩm hợp lý. Theo thống kê, tỉ lệ kết hợp mang lại kết quả tối ưu nhất là 85% Titanium & 15% Zirconia.

Ưu điểm của trụ Implant là gì?
Trụ Implant được sử dụng phổ biến và nhận nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng bởi những ưu điểm sau:
- Có khả năng nhai như răng thật: Khôi phục hoàn toàn khả năng nhai thức ăn, bù đắp khoảng trống tại vị trí răng đã mất. Bạn hoàn toàn có thể vệ sinh răng theo cách bình thường tương tự như đối với răng thật.
- Răng Implant có độ bền cao, sức chịu lực tốt: Nếu như các phương pháp trồng răng sứ khác chỉ dùng được trong khoảng 5-10 năm hoặc vài chục năm thì trụ răng Implant có độ bền có thể đến trọn đời.
- Chất liệu an toàn, không độc hại: Hai chất liệu chính làm nên trụ Implant là chất liệu không độc hại, thích ứng tốt với nướu. Từ đó hạn chế tối đa tình trạng tổn thương nướu và các răng xung quanh.
- Ngăn ngừa nguy cơ tiêu biến xương hàm: Tại vị trí răng bị mất không có răng thay thế sẽ làm xương răng hàm tại vị trí này bị tiêu biến đi. Do đó, việc cấy ghép răng sớm sẽ ngăn chặn được những tác động không tốt lên xương hàm.
- Giảm nguy cơ xô lệch các răng bên cạnh răng bị mất: Bình thường, các răng bên cạnh sẽ bị xô lệch khỏi khoảng trống mà răng bị mất để lại. Vì vậy, nếu gắn trụ răng vào răng đã mất sẽ giúp các răng không bị lệch khớp cắn.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh lý về nướu: Lỗ hổng tại vị trí răng đã mất nếu không được che phủ thì thức ăn dễ dàng lọt vào hình thành nên ổ viêm, gây ra các bệnh lý về nướu.
Những ai nên và không nên trồng răng Implant?
1. Đối tượng có thể cấy ghép Implant
- Răng bị hư hại nghiêm trọng cần nhổ bỏ.
- Người bị sâu răng nặng.
- Bị mất răng lâu ngày.
- Mất nhiều răng ở cạnh nhau.
- Người mất răng cả hàm.
2. Những người tuyệt đối không cấy trụ Implant
- Phụ nữ đang mang bầu: Khi mang bầu, cơ địa và hệ miễn dịch của phụ nữ trở nên kém. Hơn nữa, việc chụp X-quang, sử dụng thuốc giảm đau khi cấy trụ cũng có thể gây hại đến hệ miễn dịch của mẹ và thai nhi.
- Trẻ em chưa đủ tuổi 18: Dưới 18 tuổi xương hàm của bé chưa thể phát triển hoàn thiện do đó việc cấy ghép trụ răng Implant có thể làm cản trở sự phát triển bình thường của hàm.
- Người đang mắc bệnh lý mãn tính: Người mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường và một số bệnh mãn tính khác không nên cấy ghép trụ Implant bởi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
- Người nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu bia: Các sản phẩm rượu bia, thuốc là có chứa hoạt chất khiến cơ thể bị suy giảm chức năng chữa lành của tế bào. Do đó, gây trở ngại cho việc lắp trụ và phục hồi sau đó.
- Xương hàm không tương thích với gắn trụ răng: Trường hợp người bệnh có khe răng nhỏ, mật độ xương thấp sẽ khiến việc phẫu thuật khó có thể thành công.