Nói đến trồng răng implant cho người già thì nó hoàn toàn không giống với việc trồng răng cho người trẻ, khi trồng răng Implant cho người già đòi hỏi cần được thăm khám kỹ càng, được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, xem xét về phương pháp phục hình, sức khoẻ, thẩm mỹ và khả năng ăn nhai để cho quá trình phục hình đạt tốt nhất.
1. Tại sao nên trồng răng cho người già ?
Ở độ tuổi càng cao thì sức khoẻ răng miệng càng yếu, rất dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như: răng nhạy cảm, hôi miệng, bệnh lý viêm lợi, rụng răng toàn hàm, … gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người lớn tuổi.
Mất răng làm việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn, ăn không ngon miệng dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cung cấp cho cơ thể, khiến cơ thể suy nhược, dễ mắc các bệnh lý về hô hấp và tiêu hoá. ..
Răng mất đi sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương hàm từ đó làm gương mặt bị biến dạng, lão hoá, má lõm ở tuổi trung niên.
Mất răng sẽ tạo khoảng trống ở vị trí răng bị mất, khiến cho phần răng còn lại bị xô lệch, dịch chuyển về vị trí cũ, . .. dẫn đến tình trạng lệch lạc về khớp cắn.
Mất răng sẽ để lại nhiều hậu quả về sức khoẻ răng miệng và cuộc sống, do đó, chúng ta cần phải hàm răng giả để khắc phục những hậu quả trên.
Xem thêm: 5 Xét nghiệm khi trồng răng implant
2. Những lưu ý khi trồng răng Implant cho người già
Người già vẫn có thể thực hiện cấy ghép Implant. Trên thực tế, việc sớm trồng răng Implant cho người già là cách để ngăn ngừa quá trình tụt lợi và tiêu xương ở người cao tuổi.
Về vấn đề thiếu hụt mật độ xương hàm ở vị trí cấy ghép Implant, các bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp cấy ghép xương nhằm hỗ trợ điều trị. Ghép xương là giải pháp hỗ trợ đặc biệt dành cho cấy ghép Implant, tuy nhiên bệnh nhân không phải người lớn tuổi cũng có thể lâm vào tình trạng mật độ xương hàm thấp cần phải ghép xương.
Chất lượng xương hàm của người già
Chất lượng xương có liên quan đến quá trình tích hợp trụ Implant và số lượng xương có liên quan đến chiều dài của trụ.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau 50 tuổi, độ rỗng vỏ của tế bào gia tăng rõ rệt, sự gia tăng này càng rõ hơn trong xương ổ răng hơn là xương hàm dưới. Sự gia tăng độ xốp, giảm khối lượng xương riêng biệt giữa nam và nữ, nữ giới mất đi hàm lượng xương mỗi năm trung bình là 1.5% trong khi ở nam giới là 0.9%.
Đây chính là tình trạng mất xương hàm ở người cao tuổi. Để kết luận chính xác về tình trạng và mật độ xương hàm, nha sĩ sẽ kết luận dựa trên hình ảnh chụp CT Cone Beam.
Khả năng thích ứng trụ Implant
Như các phương pháp cấy ghép thông thường, khả năng tương thích rất quan trọng với bệnh nhân cấy ghép Implant. Vật liệu nha khoa tích hợp với cơ thể người lớn tuổi chậm và khó khăn hơn so với người trẻ tuổi rất nhiều.
Nếu chưa điều kiện mà vẫn thực hiện trồng răng implant cho người già thì trường hợp đào thải trụ Implant có thể xảy ra ở người bệnh.
3. Quy trình trồng răng implant cho người già chuẩn y khoa
Quy trình trồng răng implant cho người già thường bao gồm các bước sau đây, đảm bảo rằng quy trình được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả:
Bước 1: Đánh giá kết quả khám tổng quát và lập kế hoạch điều trị
Bước đầu tiên là thăm khám và đánh giá tình trạng răng miệng của người già. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, lịch sử y tế, và xác định xem liệu họ có phù hợp để tiến hành trồng răng implant không. Sau đó, một kế hoạch điều trị cụ thể sẽ được lập cho từng trường hợp cá nhân.
Bước 2: Chụp hình chụp X-quang và CT
Các hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí cụ thể để đặt trụ implant, đồng thời đánh giá chất lượng và lượng xương còn lại trong hàm.
Chuẩn bị răng và nướu: Nếu cần, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ tục để chuẩn bị răng còn lại và nướu xung quanh vùng cần trồng implant.
Bước 3: Phẫu thuật đặt implant
Sau khi chuẩn bị xong, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đặt trụ implant vào vị trí phù hợp trong hàm. Quy trình này có thể được thực hiện dưới tình trạng tê cục hoặc tình trạng gây mê.
Bước 4: Hồi phục
Sau khi đặt implant, thời gian hồi phục là cần thiết. Bệnh nhân có thể cần một thời gian để làm lành và cho implant “hàn vào” xương trước khi bước tiếp theo được thực hiện.
Bước 5: Đặt răng giả (crown)
Khi implant đã được hồi phục và được bác sĩ xác định là ổn định, một răng giả (crown) sẽ được đặt lên trụ implant để tạo ra một răng thay thế hoàn chỉnh và chức năng.
Bước 6: Theo dõi và bảo dưỡng
Sau khi hoàn thành quy trình trồng răng implant, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về cách chăm sóc răng miệng và implant. Điều này bao gồm việc thực hiện vệ sinh hàng ngày và định kỳ thăm khám để đảm bảo rằng implant vẫn ổn định và không gặp vấn đề gì.